thiết bị khách sạn cao cấp tại Hà Nội

thiết bị khách sạn star

Latest News

4/1/20

Mẹo tăng doanh thu nếu biết tận dụng bán đồ trong minibar khách sạn

Ngoài các dịch vụ, giải trí thì việc bán đồ trong minibar cho khách khiến đây trở thành "siêu thị thu nhỏ" tăng đáng kể nguồn thu cho khách sạn. Vậy làm sao để tăng nhu cầu của khách hàng mỗi khi mở minibar khách sạn? Cách quản lý các sản phẩm có trong Minibar để tối đa lợi nhuận nhất có thể?

Những loại thực phẩm cần có trong Minibar khách sạn

Tất nhiên, không có một danh sách cụ thể và cố định cho tất cả các khách sạn về các loại thực phẩm cần có trong Minibar. Việc chuẩn bị các loại thực phẩm, nước uống trong minibar còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như quy định khách sạn, phân tích nhu cầu khách hàng, văn hóa khu vực hay thậm chí là kích thước minibar của khách sạn nữa,...

[caption id="attachment_32382" align="aligncenter" width="600"] Những loại thực phẩm cần có trong Minibar khách sạn[/caption]

Một số thông tin thu thập được từ các nhân viên quản lý minibar tại các khách sạn cho thấy các thực phẩm, đồ uống phổ biến như sau:

  • 1 Champagne, 1 Nha đam, 2 Pepsi, 2 Tiger, 2 Heineken, 2 Redbull, 2 Nước suối, 2 Mì ly, 1 snack Khoai tây, 1 bánh quy Ritz
  • 1 Sprite, 1 Coca, 1 Mutant Gold, 1 bia 333, 1 bia Heineken, 1 bia Budweiser, 1 nước khoáng Evian, 2 Kitkat chocolate, 2 Kitkat Matcha, 2 snack khoai tây
  • 2 Nước suối 500ml, 1 nước suối 1.5 lít, 2 Coca, 2 bia Huda, 2 bia Heineken, 2 Mì ly, 2 Oishi, 1 snack khoai tây, 1 đậu phộng, 1 bánh Ritz
  • 2 Nước suối, 2 Redbull, 2 Coca, 2 Trà bí đao, 1 Tiger, 1 Heineken, 2 Mì ly, 2 snack, 2 Khô bò
  • Coca, Sprite, Fanta, Heineken, Tiger, Nước suối, bánh Kitkat, chocolate M&M, khoai tây Pringles, thanh Snickers, mì ly, chai rượu nhỏ (Vodka/ Johnnie Walker/ Hennessy…)

Từ danh sách thu thập được ở trên, chúng ta nhận thấy Coca, bia, nước suối, mì ly, snack khoai tây là những loại thực phẩm đồ uống cần thiết cho bất kỳ khách sạn nào hiện nay. Ngoài ra có thể bổ sung thêm như khô bò, khô gà hay đồ nhắm để khách có thể ngồi lai rai với bia là mẹo để "rút tiền" khách hàng.

Top 10 loại thực phẩm yêu thích được khách dùng nhiều nhất

Với sự tiện lợi và đa dạng thì càng ngày, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đồ uống trong minibar của khách hàng càng tăng. Dưới đây là khảo sát của công ty Minibar Systems - một đơn vị toàn cầu về cung cấp các tiện nghi phòng khách sạn có hơn 40 năm kinh nghiệm đã thống kê lượng tiêu thụ về các đầu mục thực phẩm đồ uống tại các khách sạn toàn cầu như sau:

[caption id="attachment_32380" align="aligncenter" width="650"] Top 10 loại thực phẩm yêu thích được khách dùng nhiều nhất trong minibar khách sạn[/caption]

Từ bảng trên, chúng ta thấy rằng 10 loại thực phẩm đồ uống được sử dụng nhiều nhất theo thứ tự là: 

  1. Nước
  2. Snack khoai tây
  3. Coca/ Pepsi
  4. Coca/ Pepsi không đường
  5. Rượu Vodka
  6. Bánh Kitkat
  7. Nước Smartwater
  8. Bia Heineken
  9. Bánh snickers/Twix
  10. Kẹo M&M Peanuts

Kinh nghiệm quản lý Minibar khách sạn cần biết

Một số lưu ý khi quyết định lựa chọn cung cấp thực phẩm, đồ uống trong minbar khách sạn mà bạn nên biết để có thể tối ưu chi phí cũng như khiến đây trở thành nguồn thu đáng kể cho khách sạn của bạn.

[caption id="attachment_32384" align="aligncenter" width="620"] Kinh nghiệm quản lý Minibar khách sạn cần biết[/caption]

- Việc chọn đưa loại đồ ăn - thức uống nào vào minibar cũng nên căn cứ theo sở thích của khách. Ví dụ khá nhiều khách Hàn Quốc thích ăn mì Hảo Hảo, phở bò, đồ ăn vặt chế biến từ xoài (xoài sấy dẻo)...

- Với khô bò, khô gà - khách sạn nên đặt nhà cung cấp làm túi nhỏ 100g để kích thích khách sử dụng nhiều hơn vì giá bán hợp lý.

- Khi lưu hồ sơ khách hàng nên ghi chú thêm thói quen dùng đồ minibar để lần sau khách quay lại có kế hoạch setup đầy đủ các đồ ăn - thức uống đó.

- Nhân viên phụ trách quản lý minibar nên lập file theo dõi hạn sử dụng các mặt hàng, số lượng tồn kho để đảm bảo không bị thiếu hàng hay hàng hết hạn phải hủy làm tốn chi phí.

- Với thức uống gần hết hạn (khoảng 1 - 2 tháng) nhưng số lượng hàng tồn vẫn còn nhiều, có thể phối hợp bộ phận liên quan lên phương án sử dụng: đưa sang bộ phận F&B dùng cho tiệc Banquet, Buffet hay bán Alacarte.

- Tương tự với đồ khô, có thể thương lượng nhà cung cấp lên kế hoạch order đổi hàng.

- Những loại đồ ăn - thức uống nào không/ ít bán chạy nên đề xuất với cấp trên tìm mặt hàng khác thay thế hiệu quả hơn.

Hy vọng với những tổng hợp và chia sẻ trên giúp cho các quản lý khách sạn có những kế hoạch lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho minibar. Từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng, tăng trải nghiệm dịch vụ của khách sạn và cuối cùng là tăng doanh thu một cách đáng kể từ việc tiêu thụ thực phẩm ăn uống trong khách sạn.

Xem nguyên bài viết tại :
Mẹo tăng doanh thu nếu biết tận dụng bán đồ trong minibar khách sạn



source https://starsolutions.vn/meo-tang-doanh-thu-neu-biet-tan-dung-ban-do-trong-minibar-khach-san/
Scroll to Top