thiết bị khách sạn cao cấp tại Hà Nội

thiết bị khách sạn star

Latest News

31/12/19

Câu chuyện thành công của John Willard Marriott: ông trùm khách sạn đi lên từ cậu bé chăn cừu

Sở hữu hơn 5.500 khách sạn và 1,1 triệu phòng trên toàn thế giới, Marriott xuất hiện như trùm cuối trên thị trường khách sạn quốc tế. Nhưng thực tế, không mấy ai biết được xuất phát điểm của thành công này là một quán bia lề đường ở Washington, Mỹ và cha đẻ của khối tài sản khổng lồ này là một cậu bé chăn cừu…

Nỗ lực là tên gọi khác của may mắn

Sinh ra trong gia đình có 8 người con ở Utah, từ khi là một cậu bé 8 tuổi, John Willard đã phải theo cha đi chăn cừu đến các thành phố khác như San Francisco, Ohama. 

CEO đi lên từ nghèo khó, chứng minh rằng khó khăn có khi lại chính là động lực để người ta nỗ lực thành công

Tuổi thơ của John không đủ đầy như những đứa trẻ cùng trang lứa. Hành trang vào đời của cậu bé năm nào có chăng là những thiếu thốn, những tháng ngày cùng cha rong ruổi trên các cung đường. Thế nhưng, điều đáng nói là John chưa bao giờ xem những điều đó là khó khăn, cũng chưa từng lấy đó làm cái cớ để cho phép bản thân mình được mặc kệ với chính cuộc sống của mình. 

Sau 2 năm đi truyền giáo, đến năm 21 tuổi, John đã trở về quê hương và tận mắt chứng kiến nền kinh tế suy thoái, gia đình thì rơi vào tình trạng phá sản. Đối mặt với thực tế ấy, thay vì trốn chạy hay buông xuôi, John quyết định mình phải làm gì đó để thay đổi thực tế này. 

Lấy những khó khăn đó làm động lực, John đã theo học một khóa học cao đẳng cộng đồng. Và sau rất nhiều nỗ lực, ông cũng đã chính thức trở thành sinh viên của một trường đại học ở Utah. Suốt những năm tháng ấy, John đã cố gắng vừa học vừa làm, tự mình làm nhiều công việc để chi trả học phí. 

Vào năm 1927, John cùng với vợ mình là bà Alice Sheets Marriott mở một quán bia nhỏ ở thủ đô Washington. Và đây cũng chính là bước đi khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh của cậu bé chăn cừu tên John Willard Marriott năm nào. 

Nhận thấy tiềm năng của cửa hàng, ông đã mạnh dạn mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng khác, đồng thời xây dựng thành công thương hiệu Hot Shoppes. 

“Một người đàn ông cần tiếp tục nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp, cố gắng ngay cả khi đã gặt hái thành công” 

Trước những thành công trong lĩnh vực ẩm thực, năm 1957 khách sạn Marriott đầu tiên - Twin Bridges Motor được ra đời ở Virginia đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong lịch sử của công ty. Cùng lúc đó, con trai của ông là J. Willard Marriott. Bill Marriott cũng vừa hoàn thành xong việc học và bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Và cũng chính Bill Marriott là người nhìn thấy những tiềm năng trong ngành kinh doanh khách sạn và đã đề xuất việc mở rộng. Những khách sạn tiếp theo lần lượt được ra đời trong những thời gian sau đó. 

Năm 1988, Marriott mở khách sạn thứ 500 tại Warsaw, Ba Lan, đây là chi nhánh khách sạn Marriott đầu tiên ở Đông Âu. Năm 1997, Marriott đã mua lại 49% cổ phần của The Ritz-Carlton. Đây là một thương hiệu ăn nên làm ra của Marriott. Tính đến hiện tại, The Ritz-Carlton đã có 81 khách sạn chi nhánh trên khắp thế giới.

Sau đó Marriott liên tục cho ra đời các khách sạn thuộc các thương hiệu khác nhau. Năm 2004, khách sạn Bulgari Hotels & Resorts đầu tiên được khai trương tại Milan, Ý. Năm 2009, Marriott khai trương Autograph Collection, một thương hiệu khách sạn cao cấp và sang trọng. Năm 2011, khách sạn AC Hotels by Marriott chính thức ra mắt. 

Vào ngày 16 tháng 11 năm 2015, Marriott tuyên bố thâu tóm được Starwood Hotels với giá 13 tỷ USD. Sự kiện này chính thức đánh dấu gã khổng lồ Marriott đã vượt mặt đối thủ của mình là Hilton Worldwide, trở thành tập đoàn khách sạn lớn nhất toàn cầu. Marriott sau khi mua lại Starwood đã sở hữu hơn 5,500 khách sạn cùng 1,1 triệu phòng, đồng thời nắm trong tay hơn 30 thương hiệu khác nhau.

Thấu hiểu - vũ khí sắc bén để thành công 

Dưới sự chèo lái của John Marriott, công ty có một vũ khí bí mật đã gián tiếp hạ gục các đối thủ, đó là do chính sách đối xử với nhân viên của công ty.

John nói rằng Marriott là công việc kinh doanh liên quan đến con người nhiều hơn là dịch vụ, và “nếu bạn đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo”. Nếu nhân viên cảm thấy không hài lòng hay căng thẳng, chính khách hàng sẽ là người cảm nhận hậu quả.

Chính sách đặt nhân viên lên hàng đầu có vẻ như một lời nói sáo mòn, nhưng Marriott đã thực sự theo đuổi tầm nhìn này khi tạo ra các chương trình phúc lợi chia sẻ lợi nhuận được áp dụng vào đầu những năm 1960.

Thậm chí, công ty còn bỏ tiền thuê chuyên gia tư vấn để giải đáp những vấn đề của nhân viên bên ngoài công việc. Bí quyết này cùng với văn hóa “lắng nghe” nhân viên ở mọi cấp trong công ty đã đưa Marriott thành một trong 50 công ty tốt nhất để làm việc do tạp chí Fortune bình chọn.

John nói rằng Marriott là công việc kinh doanh liên quan đến con người nhiều hơn là dịch vụ, và “nếu bạn đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo”

Ngay cả khi đã có được một chuỗi cửa hàng và khách sạn hàng đầu nước Mỹ, John Willard Marriott vẫn thường xuyên tới thăm những khu vực kinh doanh, thăm hỏi các nhân viên, tham khảo sự hài lòng của khách hàng. “Nếu như công việc đang tiến triển tốt, đừng ngại ngần đưa ra lời khen cho các nhân viên. Hoặc nếu công việc có những khó khăn, giải thích và đưa ra lời động viên để họ có thể làm tốt hơn là điều mà tôi sẽ làm”, Marriott từng chia sẻ.

Thành công của Marriott International có thể lý giải bằng việc doanh nghiệp này luôn không ngừng cải thiện và vươn lên, không thỏa hiệp với hiện tại và không ngần ngại trước sự thay đổi. Như nhà sáng lập của Marriott từng nói “Doanh nghiệp lớn được làm nên từ những người không bao giờ ngừng suy nghĩ cách giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa”.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã giải đáp được cho mình những thắc mắc. Đồng thời tìm được cho mình động lực để cố gắng. Chúc các bạn thành công! 

Xem nguyên bài viết tại :
Câu chuyện thành công của John Willard Marriott: ông trùm khách sạn đi lên từ cậu bé chăn cừu



source https://nganhkhachsan.com/cau-chuyen-thanh-cong/
Scroll to Top